Điểm đến du lịch liên quan:

Đà Nẵng

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Ngũ Hành Sơn - Non Nước

Cầu Quay Sông Hàn

Bà Nà Hills

Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng

3 điều hấp dẫn nhất khi du lịch ở đà nẵng

3 điều hấp dẫn nhất khi du lịch ở đà nẵng

Đà Nẵng - hiện đã và đang là điểm đến hấp dẫn du khách, đã có rất nhiều người đến đây và cảm nhận. Còn bạn thì sao? Câu hỏi đầu tiên, cũng như mối quan tâm hàng đầu của du khách, chính là Đà Nẵng có gì mà lại hấp dẫn đến như vậy? Câu trả lời chính ở đây.

Đà Nẵng - hiện đã và đang là điểm đến hấp dẫn du khách nhất, đã có rất nhiều người đến đây và cảm nhận. Còn bạn thì sao? Câu hỏi đầu tiên, cũng như mối quan tâm hàng đầu của du khách, chính là Đà Nẵng có gì mà lại hấp dẫn đến như vậy? Câu trả lời chính ở đây.

1. Các làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Đà Nẵng

Đà Nẵng có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng.

Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước:

Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước:

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - quận Ngũ Hành Sơn. Nghề chế tác đá ở đây được hình thành vào thế kỷ 18 do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Từ vật liệu là đá cẩm thạch, những nghệ nhân nơi đây chế tác các tác phẩm tượng Phật, tượng người, tượng thú, vòng đeo tay,...Tuy nhiên sự phát triển nhanh của làng nghề trong những năm gần đây đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước uống do các hộ đều dùng axít để tẩy rửa và tạo độ bóng cho đá. Bên cạnh đó, bụi đá và tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Làng chiếu Cẩm Nê:

Làng chiếu Cẩm Nê

Nằm cách trung tâm thành phố 14 km về phía tây nam thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa theo chân các cư dân người Việt đến cư trú ở vùng đất này vào thế kỷ 15. Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng được hiện diện trong cung vua nhà Nguyễn; những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều đại vua sắc phong, ban thưởng. Chiếu Cẩm Nê có ưu điểm là viền chiếu được gấp kỹ hơn, dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Mùa hè nằm chiếu thấy mát; mùa đông nằm ấm và tỏa hương đồng cỏ nội dịu nhẹ.

Làng nghề nước mắm Nam Ô:

Làng nghề nước mắm Nam Ô

Gắn với nghề cá và truyền thống đi biển của ngư dân, ở Đà Nẵng còn có làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành vào đầu thế kỷ 20. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Đặc trưng nhất của nước mắm Nam Ô là được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt vào tháng ba âm lịch. Chum để muối cá phải bằng gỗ mít, dưới đáy chum phải chèn sạn, chổi đót và phải lọc nước mắm bằng chuộc mới đảm bảo nước mắm tinh chất, thơm đậm. Muối ướp cá phải là muối lấy từ Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Ngãi Bình Thuận. Hạt muối phải trắng tinh, to, già, được nắng, không bị nước mưa, mang về đổ trên nền xi măng khô ráo bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào vại cất vài năm rồi mới đem ra làm. Một chum 200–300 kg cá, sau 12 tháng cho ra 100-150 lít nước mắm loại 1. Còn lại là nước mắm loại 2 và loại 3.

2. Lễ hội truyền thống của Đà Nẵng

Các lễ hội truyền thống của Đà Nẵng đã có từ rất xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Lễ hội của ngư dân Đà Nẵng

Được gọi là lễ hội Cá Ông. "Ông" là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn trên biển cả. Lễ tế cá ông thường được lồng ghép dưới hình thức lễ hội cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam.

Lễ hội của ngư dân Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng, lễ hội được tổ chức trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp,...

Trong ngày lễ, bên cạnh việc cúng tế cầu mong một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn, dân làng còn làm lễ rước trên biển. Trong phần hội, có các trò chơi dân gian đặc trưng của vùng biển như lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co...

Một hình thức múa hát đặc trưng diễn ra trong lễ hội là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

Lễ hội lớn nhất ở Đà Nẵng là lễ hội Quán Thế Âm

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960. Sau một thời gian bị gián đoạn, lễ hội được khôi phục từ năm 1991, đến năm 2000 thì được công nhận là lễ hội cấp quốc gia và hiện là một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước. Lễ hội được tổ chức vào các ngày từ 17 - 19 tháng 2 âm lịch hàng năm diễn ra tại Chùa Quán Thế Âm, nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn.

 lễ hội Quán Thế Âm

Trong phần lễ, đặc sắc nhất là lễ rước tượng Quán Thế Âm. Ngoài ra còn có hội hoa đăng, hội đua thuyền truyền thống, biểu diễn võ thuật, chơi hô hát Bài Chòi...Mặc dù Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh nhưng trong lễ hội vẫn còn tình trạng người lang thang ăn xin, người mù bán hương xin ăn trá hình hay tình trạng trông giữ xe với giá quá cao.

Các lễ hội khác tại Đà nẵng

Ngoài ra ở Đà Nẵng còn có một loạt các lễ hội gắn liền với các đình làng như: lễ hội đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu), đình làng An Hải (huyện Hòa Vang), đình làng Túy Loan (huyện Hòa Vang),...Các lễ hội này đều nhằm thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", cầu cho quốc thái dân an, nhân dân trong làng được hanh thông an lạc.

lễ hội đua thuyền

Những năm gần đây, Đà Nẵng đã tạo cho mình những lễ hội mới như lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày quốc khánh 02 tháng 09 hàng năm trên dòng sông Hàn. Lễ hội pháo hoa quốc tế được tổ chức vào dịp lễ 30 tháng 04 đã thu hút hàng nghìn người đến Đà Nẵng. Lễ hội pháo hoa năm 2013 đã có tới gần 400.000 lượt người đến thành phố.

3. Ẩm thực Đà Nẵng

Ẩm thực Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của ẩm thực vùng ven biển miền Trung Việt Nam, đặc biệt là vùng đất xứ Quảng nhưng vẫn có những nét đặc trưng riêng.

Gỏi cá Nam Ô

Gỏi cá Nam Ô

Gắn liền với tên làng biển Nam Ô. Cá để chế biến là cá mòi, cá tớp, cá cơm,...nhưng ngon nhất là cá trích. Trước khi ướp, cá được ép lấy nước để làm ráo cá và lấy nước cốt này làm món nước chấm. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và chỉ mọc trên đèo Hải Vân như cóc rừng, tim lan, ngành ngạnh, lá trâm, lá dừng,... đã mang lại hương vị riêng cho món gỏi cá sống.

Bánh khô mè Đà Nẵng

Cẩm Lệ thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu có món bánh khô mè nổi tiếng trong đó người đi "tiên phong" là bà Huỳnh Thị Điểu, thường gọi là bà Liễu. Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè. Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, "tắm" đường, "tắm" mè,...

Bánh khô mè Đà Nẵng

Ruột bánh xốp giòn, đường dẻo, mè chín thơm, thường được người dân dâng cúng ông bà tổ tiêntrong những ngày giỗ tết. Hiện nay bánh được sản xuất, tiêu thụ quanh năm cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn có bánh tráng Túy Loan. Theo phong tục của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ tết nhất là những ngày giỗ kỵ bánh tráng là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên.

Ngoài ra ở Đà Nẵng còn có nhiều món ăn ngon tuy không gắn liền với tên một địa danh cụ thể nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng như món mì Quảng Đà Nẵng, bánh xèo Đà Nẵng, bánh tráng cuốn thịt heo, thịt bê thui, bún chả cá, bún mắm, mít trộn, ốc hút, bò né,...

Bottom Ads
Right Ads