Điểm đến du lịch liên quan:

Đà Lạt

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Hồ Tuyền Lâm

Bí ẩn rừng thông và sương mờ Đà Lạt

Bí ẩn rừng thông và sương mờ Đà Lạt

Bí ẩn rừng thông và sương mờ Đà Lạt, huyền thoại thác Prenn. Suối vàng Suối bạc – đi tìm giấc mộng hồng hoang. Sương mờ Đà Lạt – ma thuật của lão phù thủy Langpiang

Thật không thể nói hết cái say mê mỗi khi được trở về với rừng thông Đà Lạt. Nhất là ngồi trên xe đi qua mấy rừng cây cao sao mà mát rượi đến thế. Những hàng thông cao vút ôm lấy con đường, ôm lấy ngọn đồi, phủ một màu xanh bất tận. Tôi chợt nhớ đến những đoạn phim viễn tưởng có cảnh rừng hoang sơ kì dị. Nếu chọn rừng thông Đà Lạt làm cảnh quay thì đâu có thua kém gì.

Huyền thoại thác Prenn và ý nghĩa “vùng xâm chiếm”

Đầu tiên là thác Prenn. Thác Prenn nằm ngay dưới chân đèo Prenn, cách Đà Lạt khoảng chừng 12km về phía Đông Nam. Không những có cảnh quan kì vĩ, thác Prenn còn giữ được vẻ hoang sơ kì bí và quyến rũ bậc nhất của núi rừng Tây Nguyên. Cái tên Prenn gợi nhớ đến thời kì xung đột của người Chăm và các tộc người ở Tây Nguyên dẫn đến hình thành các tiểu vương quốc Jarai cuối thế kỉ 15 đến thế kỉ 17. Trong tiếng Chăm, Prenn có nghĩa là "vùng xâm chiếm". Người ta cũng gọi kẻ xâm chiếm là "người Prenn".

Huyền thoại thác Prenn và ý nghĩa “vùng xâm chiếm”

Thác cao khoảng 9 m, rộng chừng 20 mét. Dòng chảy hung hãn trườn ra khỏi vách núi rồi từ trên cao ầm ầm đổ xuống. Đó là âm thanh sống động nhất giữa đại ngàn xanh thẳm, khơi bừng niềm hứng khởi của du khách vội chân bước đến chiêm ngưỡng.

Bao quanh thác Prenn là rừng cây cổ thụ cao vút. Không thấy cây thông nào ở cạnh suối, chỉ thấy trên tít đỉnh núi cao mấy cây thông già trầm tư phủ bóng. Tiếng thác chảy dội vào rừng cây vang vọng càng làm cho không gian thắm màu huyền sử thuở xa xưa các anh hùng chinh phục vùng đất dữ dội này.

Hồ Tuyền Lâm – Bích Động Thiên Thai hạ giới

Trái ngược hoàn toàn với thác Prenn, đến với hồ Tuyền Lâm, người ta tìm lại một vẻ đẹp êm ru, thơ mộng, dịu hiền hiếm có. Hồ Tuyền Lam trải dài trong một thung lũng rộng mênh mông. Đây là một hồ nước nhân tạo nhưng đã đem đến cho cảnh quan Đà Lạt một nét đẹp long lanh như con mắt của người bản địa nơi đây. Thú vị nhất là lúc buổi chiều buông xuống. Bầu trời tối dần trong các khu rừng, hàng cây đổ bóng nghiêng dài in xuống mặt nước vàng vọt cả không gia, tưởng chùng như có ai đó đang đổ màu xuống. Thông già, thông non chen chúc nhau đứng khít các ngọn đồi gần xa. Những thân cây thẳng nuột, hòa cành vào nhau tạo nên bức tường thành xanh kéo dài đến ngút tận. hàng thông mọc sát mép nước, thân cây màu nâu xám, đối lập với nền xanh càng thêm nổi bậc.

Hồ Tuyền Lâm – Bích Động Thiên Thai hạ giới

Buổi chiều được bơi thuyền len lỏi qua mấy rặng cây, vào đến tận suối nguồn là thú vị nhất. Nước trời một sắc ảo huyền như mơ khiến ta nghĩ đến một tiên cảnh nào đó chua từng đến. Rồi lại mấy cây bằng lăng già đứng trầm tư trên dốc núi trong như chàng hiệp sĩ vững chãi canh giữa đất trời. Thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ. Cô áo hồng khua mái chèo đẩy nước êm ru như sợ làm vỡ vụn bầu trời trong mặt nước. Tiếng gió rừng vi vút trên đồi thông tựa hồ như lời thì thầm của ngàn cây trong ngày tình tự.

Suối vàng Suối bạc – đi tìm giấc mộng hồng hoang

Lại đến Suối Vàng Suối Bạc nữa chứ. Thật là cái tên gợi bao điều thú vị. Thực mà nói làm gì có vàng có bạc ở đây. Nhưng là có đấy. Buổi ciều nếu nhìn từ trên đồi thông, xuống mấy bãi cát ven dòng chảy, sỏi vụn ba dan óng ánh như vàng như bạc thật là cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy. Ánh chiều nhuốm không gian đậm màu cổ tích, đưa ta đi tìm giấc mộng hồng hoang xứ sở.

Suối vàng Suối bạc – đi tìm giấc mộng hồng hoang

Sương mờ Đà Lạt – ma thuật của lão phù thủy Langpiang

Nhớ nhất là sương mờ Đà Lạt. Ở trên khắp các miền tổ quốc ta, đâu chỉ mỗi nơi này có sương. Sương mù Sa Pa còn nhiều hơn đây nữa. Rồi sương non trên đỉnh Hàm Rồng cũng làm cho người ta biết bao xao xuyến. Nhưng không có sương nào lại quyện người như sương Đà Lạt. Buổi sớm mùa đông, giơ tay ra, đã có làm sương ở trên đầu ngón tay. Sương trắng trong, từ từ thả mình qua mấy rừng thông, lúc sà xuống thấp là là mặt đất, lúc cuộn lên cao, lúc co mình lại nép vào vách núi. buổi sớm, tôi thấy một cụm sương nhỏ nương náu trên nhánh thông. Thật kì diệu, tôi nhìn mãi đến hơn tiếng đồng hồ, dù ánh nắng đã lên cao mà làn sương cơ hồ không có gì biến chuyển. Đất trời đã sáng bừng, cái lạnh căm căm cũng đã mờ phai, mà cụm sương ấy như đã ngủ quên trên cành. Bất giác, cơn gió khẽ lay động, cụm sương buông mình xuống rồi đột nhiên tan biến giữa không trung như có một phép màu nào đó vừa diễn ra ngay trước mắt ảo diệu vô cùng.

Sương mờ Đà Lạt – ma thuật của lão phù thủy Langpiang

Sáng hôm sau, tôi ra sớm hơn và lại ngồi chỗ đó, mong được chứng kiến một cảnh tượng kì bí một lần nữa nhưng không có được may mắn ấy. Mặt trời lên, những cum sương từ từ kéo nhau về thung lũng xa. Có những cụm sương như còn quyết luyến vì chưa dứt hết câu chuyện với một cây thông nào đó, còn muốn nấn ná, bịn rịn thêm chút nữa. Nhấp một ngụm cà phê đậm đà, tôi bật lửa châm điếu thuốc, phả khói sương vào không gia mơ hồ đến tuyệt hảo, thưởng thức tận cùng cái mê mị của xứ sở hữu tình, tuyệt cảnh này.

Bottom Ads
Right Ads