Điểm đến du lịch liên quan:

Đà Nẵng

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Ngũ Hành Sơn - Non Nước

Cầu Quay Sông Hàn

Bà Nà Hills

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống.

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập ở vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ Chăm Pa lúc cực thịnh kéo dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Vào thời Minh Mạng, các tiểu quốc Chăm Pa chính thức bị thôn tính và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Các địa danh từ thời Chăm Pa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong đó nổi bậc là Đà Nẵng với nền văn hóa Mỹ Sơn đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao.

Đà Nẵng đã có từ dưới thời Chămpa. Người Việt đã mượn từ tiếng Chăm Pa mà Việt hóa tài tình, giữ cả âm lẫn nghĩa thành các địa danh dễ gọi. Hàn (han) có nghĩa là Bến, còn từ Đà Nẵng có nghĩa là Sông Già, Sông Lớn (Đà (đa) là sông, nước; Nẵng (nak) là già, lớn). Người Hoa Nam phát âm Đà Nẵng là Tu-rang, người Bồ Đào Nha khi đến Quảng Nam trong thế kỷ XVI, XVII đã ký âm thành Turan, Turam, Turao, Turơn, Turone, v.v... Dù kí âm như thế nào thì tên gọi Đà Nẵng vẫn có nghĩa là của sông lớn chảy ra biển, thể hiện vị trí thuận lợi và điều kiện phát triển sầm uất, trù phú của mảnh đất này.

Lịch sử thành phố Đà Nẵng

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Nhất là sau năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố.

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. 

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. 

Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. 

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. 

Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. 

Bà Nà Hills Đà Nẵng nằm ở đâu? đi đến Bà Nà Hills như thế nào?

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Sức quyến rũ mê hồn của bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng

Vị trí địa lý Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm khiêm nhường ven biển miền Trung, tọa độ  108° 10’ 30” kinh tuyến Đông và 16° 17’ 30” vĩ tuyến Bắc; cách thủ đô Hà Nội 759km, cách cố đô Huế về phía bắc 107km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía  nam 917km.

  • Đông – giáp biển Đông
  • Tây – giáp huyện Hiên và huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
  • Nam – giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
  • Bắc – giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Diện tích Đà Nẵng: 1.248,4km2

Tại sao gọi là Đà Nẵng?

Theo sách “Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306 – 2006)” – Nhà Xuất bản Đà Nẵng – Tác giả Lê Duy Anh – Lê Hoàng Vinh thì địa danh được mang ba tên gọi quen thuộc là Đà Nẵng, Hàn và Tourane:

  • Đà Nẵng: Danh xưng Đà Nẵng từ xưa là không phải của tiếng Việt thuần túy, mà bắt nguồn từ ngôn ngữ Chàm (Chăm, Champa hay Chiêm Thành). Có nghĩa là: Đà là sông, Nẵng là lớn. Như vậy, Đà Nẵng có nghĩa là sông lớn.
  • Hàn: Nếu người được hỏi là người Chàm, thì câu trả lời là “Darak” hay “Danak” từ đó người Việt mô phỏng thành “Đà Nẵng”. Nếu người được hỏi là người Tàu (thuộc Hải Nam) thì câu trả lời là “Hành Cảng” hay “Hàn Cảng” và từ đó rút gọn thành “Hàn”
  • Tourane: Tourane là danh xưng chính thức, cái tên mà thực dân Pháp đã đặt cho Đà Nẵng vào khoảng năm 1860 -1888 kể từ khi Pháp xâm chiếm Đà Nẵng cho đến hết thời Pháp thuộc năm 1945. Danh xưng Tourane, chỉ thông dụng đối với người Pháp và những quan chức theo làm việc cho Pháp, còn trong dân chúng thì vẫn dùng từ Đà Nẵng hoặc cửa Hàn, đất Hàn.

Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng

Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà,...các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.

Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Năm 2010 là năm thành công của du lịch Đà Nẵng với tổng số lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 122% kế hoạch năm. Đáng chú ý là lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đã bắt đầu tăng mạnh trở lại với 370 ngàn người, tăng 18% so với năm 2009 và khách nội địa chiếm đến 1,4 triệu lượt người, tăng 38%.

Sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành Du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng. Năm 2011, ngành Du lịch Đà Nẵng phấn đấu đón 2,1 triệu lượt khách.

 

Tại sao bạn nên chọn du lịch đến Đà nẵng

Note nhanh tay 22 homestay giá rẻ Đà Nẵng nhất định phải đi 

Lịch trình du lịch Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm CHỈ VỚI 3 TRIỆU ĐỒNG

Kinh nghiệm du lịch biển Mỹ Khê Đà Nẵng

Địa điểm du lịch Đà Nẵng

Những địa điểm được du khách trong và ngoài nước thường lựa chọn khi đến Đà Nẵng như: Asia Park (công viên châu Á), Fantasy Park (công viên ảo tưởng), Bãi biển Mỹ Khê, Bãi tắm Non Nước, Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Thác nước Hòa Phú Thành, Cầu Rồng, Khu làng Pháp trên Bà Nà Hills, Làng hoa tình yêu, Đèo Hải Vân, Cầu Tình Yêu, Cù Lao Chàm, Rạn Nam Ô, Làng Vân, Ghềnh Bàng, Làng cổ Phong Nam, Làng Bích Họa, Rừng ngập mặn nguyên sinh Tam Giang, Giếng trời, Đỉnh Bàn Cờ, Hồ Hòa Trung, Bà Nà Hills, Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Thánh địa Mỹ Sơn. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.

Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2016 đón 5,51 triệu lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2015, ước đạt 107,2% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,66 triệu lượt (tăng 31,6% so với năm 2015), ước đạt 126,2% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt (tăng 12,5% so với năm 2015), ước đạt 100,6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, đạt 107,1% kế hoạch. Tính đến tháng 5 năm 2009, Đà Nẵng có 145 khách sạn với khoảng 4.383 phòng lưu trú,[155] trong đó khoảng trên 700 phòng lưu trú ven biển thuộc các khách sạn 2 đến 5 sao như Furama (198 phòng), Sandy Beach (123 phòng), Tourane (69 phòng), Công đoàn (125 phòng), cụm ba khách sạn Mỹ Khê (142 phòng),...Tính đến đầu năm 2013, Đà Nẵng có 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 4.004 triệu đô la Mỹ. Trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.457 triệu đô la Mỹ và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546 triệu đô la Mỹ.

Tại sao gọi Đà Nẵng là thành phố đáng sống?

Nhiều nơi vẫn lọt top thành phố đáng sống nhưng khi nhắc đến cái danh hiệu thành phố đáng sống người ta lại nhớ đến cái tên đầu tiên chính là Đà Nẵng. Vậy Tại sao Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất của Việt Nam trong khi những nơi khác vẫn có nhiều thế mạnh riêng và nằm trong top thành phố đáng sống? Vậy Đà Nẵng có gì mà đặc biệt đến thế? Chúng ta cùng nhau khám phá để tìm ra đáp án cho bản thân ngay bây giờ thôi nào!

Thành phố Đà Nẵng đáng sống như thế nào?

1. Cảnh đẹp hoang sơ quyến rũ

Trước tiên nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến cảnh đẹp hoang sơ, quyến rũ của thiên nhiên luôn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cũng là địa điểm du lịch thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế.

Đến Đà Nẵng bạn như đặt chân đến thiên đường biển đảo với làn nước trong xanh mát lạnh, bờ cát trắng mịn mềm mại dưới ánh nắng. Vừa nhìn thấy thôi đã có cảm giác muốn “lao” ngay xuống biển tận hưởng cho đã ghiền. Tiếp đến là Bán đảo Sơn Trà khu rừng già nguyên sinh là “lá phổi xanh” giữa lòng thành phố với thiên nhiên tươi mát, cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ, nơi sinh sống của hệ thống động thực vật phong phú.

Các dòng suối mát lạnh len lỏi những bãi đá to phủ màu xám trầm, suối khoáng nóng Thần Tài với mạch nước tự nhiên chứa nhiều khoáng chất, Bãi Rạn Nam Ô phong cảnh hữu tình phủ màu rêu xanh mỗi khi hè về… Và còn rất nhiều cảnh sắc tuyệt đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng mà chẳng thể nào kể hết. Bởi lẽ mỗi địa danh, mỗi vùng đất đặt chân đến lại ẩn chứa vẻ đẹp rất riêng nhưng tất cả lại có điểm chung chính là khiến lòng người say mê.

2. Đà Nẵng và những “cái nhất”

Không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái cho phong cảnh hữu tình, Đà Nẵng luôn biết cách làm mới mình, tạo độ “hot” thu hút du khách bởi những công trình kiến trúc bậc nhất gây ấn tượng mạnh, luôn nằm trong danh sách tìm kiếm những điểm đến lý tưởng.

Giới thiệu Đà Nẵng không thể không nhắc đến niềm tự hào của người dân xứ Đà là biển Mỹ Khê. Bãi biển Mỹ Khê được tạp chí Forbes bậc nhất của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh nhờ vào vẻ đẹp tuyệt hảo, mực nước êm, trong xanh và độ an toàn cao. Tiếp đến là tuyến cáp treo Bà Nà từng đạt 4 kỷ lục của thế giới với tổng chiều dài cáp dài nhất, độ chênh lớn nhất, dài nhất, sợi cáp nặng nhất.

Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng thường niên cũng là một điểm hẹn khiến không khí Đà Nẵng trở nên sôi động lên hẳn nhờ những màn pháo hoa đặc sắc tràn đầy ấn tượng trên bầu trời đêm lãng mạn với sự tham gia của nhiều đội tuyển trên thế giới.

 Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi trưng bày hiện vật lớn nhất Việt Nam với những hiện vật có giá trị của vương quốc Chăm Pa cổ. Một địa điểm thu hút giới trẻ đến check-in để khám phá “cái nhất” ở Đà Nẵng khác chính là vòng quay Sun Wheel đạt kỷ lục top 10 vòng quay cao nhất thế giới, từ trên cao du khách sẽ được dịp ngắm nhìn Đà Nẵng với góc nhìn cực đẹp nhất là ban đêm càng trở nên lung linh huyền ảo.

3. Đà Nẵng thành phố của những cây cầu

Đà Nẵng được gọi là gì? Có lẽ mỗi người đều có cách gọi riêng cho mình như thành phố đáng sống, thành phố biển xinh đẹp, còn có tên gọi là thành phố của những cây cầu. Cầu Rồng với chiều dài ấn tượng 666m từng được vinh danh quốc tế với giải thưởng kỹ thuật xuất sắc EEA, với hình ảnh con Rồng mạnh mẽ tràn đầy linh khí vươn mình ra biển lớn, hừng hực khí thế phun lửa nước là địa điểm vui chơi quen thuộc vào mỗi dịp tối.

Cầu sông Hàn với thiết kế độc đáo, còn được gọi với cái tên dễ nhớ là cầu xoay, có thể xoay đến 90 độ quanh trục, là nơi có ý nghĩa lịch sử, niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cũng là địa điểm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng khoảnh khắc cầu xoay.

Cầu Thuận Phước là cây cầu dài nhất Việt Nam, từ trên cầu có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của bán đảo Sơn Trà, đây còn là cây cầu có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc giao thương kinh tế của Đà Nẵng. Nhắc đến các cây cầu nổi tiếng không thể bỏ qua cầu Tình Yêu với lồng đèn hình trái tim thắp sáng mỗi dịp tối, hình ảnh cá chép hoá rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, mạnh mẽ vươn lên.

Gần đây nhất, mọi người lại nhớ đến Đà Nẵng với hình ảnh cây cầu Vàng với bàn tay khổng lồ như đang nâng đỡ dải lụa mềm mại, là biểu tượng mới, địa điểm check-in nổi bật khi đến với Bà Nà Hills đường lên tiên cảnh.

4. Khí hậu lý tưởng

Nếu miền Bắc có những đợt rét run người, miền Nam có những cơn nắng nóng đổ lửa thì Đà Nẵng thuộc miền Trung bộ, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa sở hữu khí hậu vô cùng lý tưởng, quanh năm ôn hoà. Nhiệt độ trung bình ở Đà Nẵng luôn duy trì ở mức ổn định khoảng 25 – 27 độ C. Nhiệt độ các tháng trong năm không có sự chênh lệch cao. Bởi không có sự thay đổi thất thường về thời tiết nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người dân ở đây.

Thời điểm du lịch lý tưởng nhất ở Đà Nẵng là từ tháng 4 – 8, khi này trời nắng đẹp, trong lành, ít mưa bão rất thích hợp cho việc tham quan khám phá cảnh đẹp. Vào khoảng tháng 10 – 12 Đà Nẵng bước vào mùa mưa bão, tuy nhiên thời gian không kéo dài quá lâu, nếu đến Đà Nẵng vào thời điểm này du khách cũng nên cân nhắc trước.

5. Môi trường ít bị ô nhiễm

Cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, cuộc sống phát triển vượt trội đi kèm theo đó là môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nặng nề. Nhưng ở Đà Nẵng lại chứng minh điều ngược lại. Dù thành phố có phát triển đến đâu, những công trình kiến trúc liên tục xuất hiện, các xí nghiệp tập trung rất nhiều nhưng môi trường nơi đây vẫn ít bị ô nhiễm, giữ vững vị thế thành phố sạch đẹp nhất nước ta.

Biển Đà Nẵng luôn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có, cho dù là những ngày cuối tuần đông đúc hay những kỳ lễ hội lớn diễn ra tại đây thì bãi biển vẫn luôn sạch sẽ một phần cũng nhờ ý thức của cả cộng đồng với khẩu hiệu “Biển Đà Nẵng nói không với rác thải”. Hình ảnh những chú chim cánh cụt xuất hiện rất nhiều dọc theo bãi biển là nơi chứa rác thải vừa đẹp vừa để nhắc nhở mọi người hãy để rác đúng nơi quy định. Những chương trình, phong trào phát động thường xuyên tổ chức nâng cao trách nhiệm và ý thức người dân, cách quản lý, quy định rõ ràng cũng góp phần tạo nên thành công của thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

6. Nằm trên trục du lịch miền Trung cực hấp dẫn

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn ở miền Trung, sở hữu vị trí đắc địa, có nhiều cảnh đẹp ngút ngàn còn là điểm giữa của trục du lịch hấp dẫn của miền Trung đầy nắng và gió. Cách Đà Nẵng 30 Km, Hội An là điểm đến không thể bỏ lỡ với vẻ đẹp tĩnh lặng và thư thái. Nơi có những ngôi nhà mang kiến trúc xưa cũ ẩn chứa vẻ đẹp của thời gian cùng dòng sông Hoài thơ mộng. Thánh địa Mỹ Sơn kiến trúc Chăm Pa cổ xưa trải qua nhiều thăng trầm.

Từ Đà Nẵng đến Huế cũng chỉ mất khoảng 2 tiếng, xứ Huế mộng mơ nao lòng du khách gần xa với vẻ đẹp nhuốm màu cổ kính, cách Huế thêm một chút du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Phong Nha ẩn chứa nhiều điều kỳ bí. Đối với những ai yêu thích thiên nhiên, thích tận hưởng gió trời tươi mát thì cung đường ở đèo Hải Vân lại là địa điểm tuyệt vời nhất định phải chinh phục.

7. Khu vui chơi giải trí xứng tầm

Kết hợp với khung cảnh thiên nhiên, danh lam thắng nổi tiếng Đà Nẵng còn là địa điểm “chơi vui quên lối về” bởi những khu vui chơi giải trí hiện đại bậc nhất. Công viên Asia Park đẳng cấp quốc tế với hàng trăm trò chơi cực sảng khoái, vòng quay Sun Wheel cực đỉnh.

 Bà Nà Hill cảnh đẹp chốn hạ giới là nơi sở hữu những công trình kiến trúc bậc nhất, những lâu đài phong cách Châu Âu, cầu Vàng được nâng đỡ bởi bàn tay khổng lồ, Fantasy Park nơi chinh phục các trò chơi cảm giác mạnh.

Helio Center nổi tiếng với những trò chơi giải trí hấp dẫn về đêm, có cả khu vui chơi dành cho các bé nhỏ. Cung văn hoá thiếu nhi không chỉ là nơi vui chơi với không gian rộng rãi, đây còn là địa điểm sống ảo “cực ăn ý” dành cho các bạn trẻ mê check-in.

8. An sinh xã hội được chú trọng

Thoạt nhìn kiến trúc của bệnh viện ung thư Đà Nẵng ít ai nghĩ đến đây là một tiếp nhận và khám chữa bệnh phi lợi nhuận cho người dân bởi lẽ nhìn thế nào cũng thấy đây là một nơi rất cao cấp, hiện đại sạch sẽ giống như một khách sạn đẳng cấp hơn là bệnh viện miễn phí.

Không chỉ được tận hưởng dịch vụ không tốn phí giúp đỡ những người có mức thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng ở nơi đây rất đầy đủ bao gồm nhà lưu trú, nhà ăn bệnh viện, cho đến công viên xanh bóng cây. Cùng những chương trình thiện nguyện phát cơm miễn phí được tổ chức thường xuyên. Đây cũng ví như biểu tượng của sự yêu thương và tấm lòng nhân đạo của thành phố Đà Nẵng.

Toilet công cộng với tiêu chí “thoải mái như ở nhà” là một chiến dịch nhằm xây dựng thành phố thân thiện với mọi người. Thấu hiểu sự bất tiện và cảm giác khó chịu khi phải đặt chân vào nhà vệ sinh công cộng với chất lượng không được đảm bảo, các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn 5 sao phục vụ miễn phí là một điểm khiến Đà Nẵng gây được thiện cảm và ấn tượng mạnh với du khách và mọi người từ một việc làm nhỏ nhưng toát lên được sự quan tâm chu đáo của thành phố văn minh.

9. Wifi miễn phí phủ sóng cả thành phố

Đến với Đà Nẵng bạn không cần nói câu cửa miệng “Pass Wifi ở đây là gì?” hay lật đật đăng ký 4G để check-in ngốn không ít pin và cả chi phí nữa. Bởi vì Đà Nẵng cung cấp dịch vụ Wifi miễn phí phủ sóng khắp các khu vực trung tâm từ ngày 10/07/2014 để người dân và khách du lịch có thể trải nghiệm và tận hưởng một cách trọn vẹn dịch vụ rất phổ biến hiện nay cho các công việc và cả giải trí. Đây quả thật là một điểm cộng rất lớn cho một dịch vụ miễn phí đặc biệt như thế này mà ít có nơi nào làm được.

10. Mức sống hợp lý

Cùng với cơ sở hạ tầng và cuộc sống hiện đại, thông thường mức sống ở các thành phố lớn thường khá đắt đỏ, thậm chí phải “thắt lưng buộc bụng” mới đủ trang trải. Nhưng ở Đà Nẵng dù vẫn được tận hưởng cuộc sống xa hoa hiện đại nhưng lại “dễ thở” hơn nhiều nhờ các chi phí đều ở mức giá hợp lý, tỷ lệ lạm phát thấp. Chính vì vậy không chỉ những người có thu nhập cao mà ngay cả những hộ gia đình có thu nhập tầm trung và thấp cũng có thể tận hưởng một cuộc sống khá thoải mái.

11. Mê mẩn với nền ẩm thực độc đáo

Không chỉ choáng ngợp với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đến với Đà Nẵng thành phố đáng sống bạn sẽ vô cùng mê mẩn với nền ẩm thực độc đáo của Xứ Đà bởi cả một thiên đường ẩm thực đang chờ bạn thưởng thức.

Đà Nẵng nổi tiếng với những món ăn mang hương vị đậm đà, cách chế biến độc đáo nhưng toát lên sự bình dị. Phải kể đến món mì quảng chẳng nơi đâu sánh bằng. Cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh xèo giòn giòn ăn cùng các loại rau sống… Du khách đến với Đà Nẵng không chỉ được thưởng thức những món ăn dân dã gắn liền với cuộc sống nơi đây mà nhất định phải thưởng thức hải sản tươi ngon vô cùng đa dạng từ miền biển đánh bắt trong ngày.

Khu chợ nổi tiếng nhất về ẩm thực mà du khách cần phải “nằm lòng” khi muốn ăn các món ăn ngon ở Đà Nẵng với mức giá “siêu rẻ” đó là chợ Cồn nằm trên đường Ông Ích Khiêm. Chỉ cần “một chiếc bụng đói” là bạn có thể tha hồ tận hưởng các món ăn đa dạng từ ốc, bánh bèo, mì xá xíu, phá lấu… Cho đến các món ăn tráng miệng giải khát như sinh tố, các loại chè, kem bơ mát lạnh…

12. Con người thân thiện

Ấn tượng của du khách gần xa không chỉ dừng lại ở cảnh đẹp của Đà Nẵng mà còn bởi con người thân thiện nơi đây. Dù thành phố Đà Nẵng có phát triển đến đâu, sở hữu những công trình kiến trúc hiện đại nhưng lạ thay tính cách người Đà Nẵng chỉ có một, chẳng hề thay đổi, những con người chịu thương chịu khó, nét mặt rạng rỡ, nụ cười thân thiện, toát lên cái vẻ chân chất, hiền lành mà thẳng thắn. Đặc biệt là giọng nói chẳng lẫn đi đâu được, mới đầu nghe một hai lần nhiều người chẳng thể hiểu nổi họ đang nói gì, nhưng khi nghe nhiều rồi lại thấy cực kỳ thú vị và bị thu hút bởi giọng nói xứ Đà.

13. Nói không với “Chặt chém” khách du lịch

Con người Đà Nẵng thân thiện không chỉ qua cái nhìn mà còn bởi cách ứng xử văn minh, nhiệt tình. Tìm đến các hàng quán, các chợ bạn sẽ không cần phải lo sợ về tình trạng “hét giá” với khách du lịch. Cũng giống như những người dân địa phương, du khách cũng được tận hưởng những món ngon, dịch vụ chu đáo với mức giá hợp lý, niêm yết sẵn. Những tình trạng “chặt chém” giá cả ở Đà Nẵng nếu bị phát hiện đều bị xử lý rất nghiêm chính vì thế cũng hạn chế được tình trạng này giữ được sự thân thiện và khiến du khách yên tâm khi du lịch ở Đà Nẵng.

Mỗi người có một cảm nhận riêng, nhưng Đà Nẵng thành phố đáng sống là một lời khẳng định, là thương hiệu du lịch cũng là điểm ấn tượng nhất mỗi khi nhắc đến Đà Nẵng. Để cảm nhận rõ nét nhất Đà Nẵng đáng sống như thế nào? Trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng một lần trải nghiệm. Bạn hãy lên cho mình một kế hoạch du lịch đến Đà Nẵng xinh đẹp để tự tìm đáp án riêng cho mình ngay thôi. Nhưng chắc chắn một điều bạn sẽ bị chinh phục và mê mẩn tất cả những gì thuộc về Đà Nẵng mà thôi!

Có thể bạn muốn tham khảo thêm các bài viết:

Bottom Ads
Right Ads