Điểm đến du lịch liên quan:

Phú Yên

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Núi Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn Phú Yên

Núi Nhạn Phú Yên – Ngôi Tháp Chăm cao nhất Việt Nam

Núi Nhạn Phú Yên – Ngôi Tháp Chăm cao nhất Việt Nam

Núi Nhạn Phú Yên – Ngôi Tháp Chăm cao nhất Việt Nam

Phú Yên không có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như những miền đất khác. Trong quá khứ, đây là vùng đất tranh chấp của các tập đoàn phong kiến, chiến tranh sảy ra liên miên, thật khó định hình một nền văn hóa địa phương đậm nét. Nổi bậc trong các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Núi Nhạn sừng sững bên sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của Phú Yên. Nét cổ kính, uy nghiêm của dáng núi như ngọn bút dựng giữa sông dài biển rộng, tạo nên sự quyến rũ, điệu đà của mảnh đất nhiều nắng gió này.

Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường 1, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là núi Bảo Tháp, Nhạn Tháp, Tháp Dinh, núi Khỉ. Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đàn đông đảo.

Núi Nhạn Phú Yên – Ngôi Tháp Chăm cao nhất Việt Nam

Về tên gọi chính thức (núi Nhạn), có ba giả thuyết. Một là, do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà. Hai là, vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hoà, là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa vùng đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của các loài thủy quái hung dữ. Chúng thường quấy nhiễu dân lành. Để bảo vệ con người, một ngày kia, Trời sai một thiên thần khổng lồ xuống trần, gánh đất lấp đầy vùng trũng, đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi, tạo thành một cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và trù phú. Tuy nhiên, đến khi gánh đá lấp biển, do vội muốn trở về trời, người khổng lồ đã gánh nhiều gấp 3,4 lần. Trong một lần gánh, chiếc đòn oằn nặng gãy đôi, làm rơi hai gánh đá xuống đất. Một gánh hình thành núi Chóp Chài, một gánh tọa nên núi Nhạn. Quá mệt mỏi, vị thần bỏ về trời. Từ đó, miền đất bằng phẳng này có hai ngọn núi cao sừng sững như bây giờ.

Núi Nhạn có chiều cao 60m so với mực nước biển. Đường chu vi quanh núi khoảng trên 1km. Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn vươn cao sừng sững. Ở mạn Đông Nam chân núi có một ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ, lưng tựa vào vách núi dựng đứng cao ngất,  mặt hướng ra sông xanh. Chùa Hàm Long sau đổi tên thành Kim Long Tự và được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm thứ 5.

Dưới chân vách đá cạnh chùa Hàm Long có một cái hang ăn xuyên vào núi thông ra phía bờ sông. Người xưa cho rằng đó là hàm của con rồng lửa nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua thời gian, đất đá bồi lấp dần cửa hang.

Năm 2007, một đài tưởng niệm ác anh hùng liệt sĩ được xây dựng phía Đông Nam ngọn núi. Nổi bậc nhất trên đỉnh núi là ngôi tháp Chăm cổ kính có tên là Tháp Nhạn. Đó là một công trình tôn giáo của người Champa, được xây dựng  vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, theo kiểu kiến trúc chùa Champa. Đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm, đến bây giờ người Việt vẫn còn tiếp tục duy trì.

Vươn lên những tầng cây, ngôi tháp hiện ra đồ sộ, cổ kính tỏng khuôn viên khoảng 1000 mét vuông, xung quanh có tường bao, sân được lát gạch rất sạch sẽ. Tháp Nhạn cao khoảng 25 mét, bao gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.

Đế tháp hình vuông, được xây dựng phân tầng vững chắc, chịu sức năng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp.

Thân tháp cũng có hình khối vuông, to ở phần chân và nhỏ dần ở phần đỉnh. Thân tháp Nhạn uy nguy, tráng lệ, tuy đã bị phai mòn bởi thời gian và sự tàn phá của mưa gió nhưng vân còn giữ được vẻ đẹp bề thế của nó.

Nóc tháp, hay còn gọi là mái tháp là một tảng đá hình búp sen nhọn được đẽo khắc tỉ mỉ, cấn đối. Đó là biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Đỉnh tháp chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của ngọn tháp này, biểu dương của niềm tin và tính thẩm mỹ của con người. Nhưng đáng tiế, trong thời kì chiến tranh, tảng đá đã bị rơi xuống, khiến cho đỉnh tháp có hình dáng bằng phẳng.

Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. Cửa chính ở hướng đông đón ánh nắng bình minh. Phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng lùi vào cho đến khi khép kín.

Bên trong tháp. tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân tháp. Phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón, tạo nên một khoảng không kì bí, linh thiêng.

Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung đặc trưng của kiểu tháp Chăm với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào. Bốn mặt thân tháp có những cọt xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp được vững chắc. Nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở, đường mòn nào, đến nỗi rêu móc cũng rất khó bám vào. Những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.

Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà“ đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí… Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.

Bottom Ads
Right Ads