Lăng Khải Định hay còn được gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885- 1925). Sau khi lên ngôi, ông đã cho xây nhiều cung điện, lăng tẩm cho hoàng tộc và cho bản thân mình, đặc biệt Ứng Lăng có một kiến trúc độc đáo bậc nhất.

Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông vua. Sau khi tham khảo nhiều bản tấu trình của các thầy địa lý, Khải Định đã chọn núi Châu Chữ cách trung tâm thành phố Huế 10 km làm vị trí để xây dựng lăng tẩm của mình. Triều đình huy động tù nhân, binh lính lao động để xây dựng, nhiều thợ thủ công và nghệ nhân cuũng được trưng tập về đây. Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ Pháp bảo hộ cho phép tăng thuế điền 30% trên cả nước, điều này đã gây bất mãn trong lòng dân chúng. Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác-đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu để kiến thiết nên công trình. So với lăng tẩm của các vua tiền nhiệm như Tự Đức, Minh Mạng.., lăng của Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhiều, 117m x 48,5m nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công phu và thời gian.

Lăng Khải Định

Lăng vua Tự Đức

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định

Lăng vua Minh Mạng
Lăng Khải Định

Lối đi lên lăng Khải Định

Lăng Khải Định
 

Trụ biểu lăng của lăng Khải Định

 Lăng Khải Định

Quang cảnh trong sân của lăng Khải Định

Lăng Khải Định là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc: giữa Á và Âu, giữa Việt Nam cổ điển và Việt Nam hiện đại. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc Ấn Độ, Phật giáo, Gothique… đã để lại dấu ấn trên các chi tiết của công trình: những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ, trụ biểu dạng tu-pa của nhà Phật, hàng rào như những cây thánh giá hay nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Romance biến thể. Nó vừa là kết quả của sự giao thoa văn hóa đồng thời cũng là cá tính sínhngoại, chuông cái mới, của vua Khải Định.

Xét về mặt tổng thể, lăng có hình khối nổi chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Bao quanh là núi đồi, khe suối được dung làm các yếu tố phong thủy địa lý, tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, góp phần tạo nên ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ cho lăng Khải Định. Bằng bàn tay khéo léo, tinh tế của mình, những người thợ Việt Nam đã tạo cho công trình kiến trúc này những tuyệt tác nghệ thuật. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng. Công trình này gồm năm phần liền nhau: hai bên là tả, hữu; trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua, chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và một phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920 do hai người Pháp tạc nên theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng, phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn biểu thị cho cái chết của nhà vua.


Lăng Khải Định
Tượng đồng vua Khải Định

Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Toàn bộ nội thất của ba gian giữa trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh, đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, bộ khay trà, vương miện và những vật dụng hiện đại như đèn dầu hòa, đồng hồ báo thức,..

Lăng Khải Định

Đồng hồ báo thức kiểu phương Tây
Bộ bàn ghế của vua Khải Định

Bộ bàn ghế của vua Khải Định

Các nghệ nhân đã dùng hàng vạn mẫu sành, sứ, thủy tinh đa sắc để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sống động.

Lăng Khải Định
Chi tiết trang trí bằng nghệ thuật đắp nổi sành sứ

Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng là những đường uốn lượn mềm mại, thanh thoát, khiến cho người xem có cảm giác được làm bằng nhung lụa mềm mại nhẹ nhàng mà quên đi rằng nó đích thực được làm từ khối bê tong cốt thép nặng gần một tấn.


Lăng Khải Định

Bửu tán nặng gần một tấn trên bức tượng đồng

Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định vừa phản ánh giá trị băn hóa, nghệ thuật, vừa thể hiện được chủ đề, ý tưởng công trình cũng như tư tưởng của nhà vua. Những chữ “phúc”, hàng trăm chữ “thọ”, được cách điệu, những lối trang trí được rút ra từ điển tích nho giáo, phác họa cuộc sống chốn cung đình. Người có công kiến tạo nên tuyệt tác nghệ thuật để đời trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh – tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn nhất nước ta, được trang trí bằng cách vẽ lên trần ba gian giữa của cung Thiên Đinh. Nhờ những công sức sáng tạo của ông và nhiều  nghệ nhân dân gian khác, lăng Khải Định đã trở thành một biểu tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh. Công trình này góp phần làm phong phú và đa dạng thêm vào quần thể lăng tẩm ở cố đô Huế.

My My