Điểm đến du lịch liên quan:

Huế

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Chùa Thiên Mụ

Lăng Khải Định

Vịnh Lăng Cô

KINH THÀNH HUẾ

Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế và là đặc sản của Huế.

Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế và là đặc sản của Huế.

Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế. Có thể nói, bánh được xem như một đặc sản của Huế.

Bánh cộ hay còn được gọi là bánh in, thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng kính ông bà, tổ tiên, thờ Phật. Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế. Có thể nói, bánh được xem như một đặc sản của Huế.

Bánh được in trong khuôn đồng, có dạng hình chữ nhật, trên nắp khuôn khắc chữ Thọ, chữ Phúc, hay hình hoa sen. Bánh gồm nhiều loại: Bánh phục linh, bánh bột đậu xanh, bánh bột đậu ván, bánh hạt sen trần,… Bánh cộ được sắp dạng tháp, bọc trong giấy gương ngũ sắc, nên bánh còn có tên gọi là bánh ngũ sắc.

Công thức làm bánh cộ Huế:

Công thức làm bánh này thì khá đơn giản, hầu như các mệ đều biết và truyền dạy lại cho con cháu. Thế nhưng mỗi người đều có một bí quyết để làm ra mẻ bánh thơm ngon, chất lượng.

  • Đối với bánh đậu xanh, người thợ làm bánh phải sấy đậu xanh trên than củi trong 12 tiếng đồng hồ thì đậu xanh mới giòn, để lâu không bị mốc.
  • Đối với bánh bột nếp thì phải nhẹ tay, nếu không bánh sẽ cứng như đá không ăn được.

Bánh cộ dễ làm, nguyên liệu bình dân, được  bày bán nhiều vào các dịp lễ Tết, các mệ, các o, các chị cũng hay mua về trong dịp kỵ tổ tiên, ông bà như một thức quà thơm thảo để dâng kính. Bánh rất được chuộng trong dịp Tết, cúng tất niên, cúng ba mồng, cúng trong chùa,…

Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế, đặc sản của Huế.

Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế, đặc sản của Huế.

Ngày này, ở Huế, các tăng ni trong chùa cũng làm bánh cộ để kiếm kinh phí trang trải nội tự. Cứ vào những tháng cuối năm, các chùa lại mua đậu xanh, mua nếp, làm đến hàng trăm, hàng ngàn cái bánh cộ. Khách hàng cũng như chủ những cửa hàng hầu hết đều tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng bánh in do chùa làm ra. Bánh chùa làm ra vừa đẹp, vừa tinh khiết, vừa chất lượng, lại không bao giờ đẩy lên giá, nên bà con Phật tử, người tiêu dùng rất hay chọn mua về để cúng kính hoặc biếu tặng.

Bánh cộ được xếp thành hình tháp Phước Duyên rất cao, được bọc trong giấy gương lấp lánh, đặt trên bàn thờ tổ tiên lung linh đèn hoa, hương trầm nghi ngút, làm nên cái  hương vị ngày Tết ấm cúng muôn đời.

 

Các hoạt động vui chơi liên quan tại Huế

Bottom Ads
Right Ads