Điểm đến du lịch liên quan:

Bình Định

BÁNH HỒNG TAM QUAN

BÁNH HỒNG TAM QUAN

Bánh hồng được xem là đặc sản của Tam Quan, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nguyên liệu làm bánh hết sức đơn giản, bánh được làm từ gạo nếp, đường và dừa tươi. Muốn bánh ngon thì trước hết, người làm bánh phải chọn loại nếp tốt như nếp ngự, nếp mới để bánh có độ dẻo và thơm ngon.

Bánh hồng là thức quà ngon, gần gũi nhưng thể hiện rõ nhất sự khéo léo, chịu thương chịu khó của người miền Trung muôn đời.

Bánh hồng được xem là đặc sản của Tam Quan, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nguyên liệu làm bánh hết sức đơn giản, bánh được làm từ gạo nếp, đường và dừa tươi. Muốn bánh ngon thì trước hết, người làm bánh phải chọn loại nếp tốt như nếp ngự, nếp mới để bánh có độ dẻo và thơm ngon.

 

Bột nếp sau khi ngâm một đêm, được nghiền thành bột nước, ép ráo, để thành từng cục bột mang đi luộc. Giai đoạn này đòi hỏi sự khéo léo của người thợ làm bánh. Phải canh lửa sao cho bột vừa chín tới, không bị nhão, không bị sống hay vón cục. Khi bột bắt đầu chín, thợ làm bánh sẽ vớt bột cho vào chảo đường, cho thêm dừa tươi bào sợi nhỏ vào cùng để bánh và sợi dừa hòa quyện vào nhau, tăng vị giác khi ăn. Người thợ cần phải bảo đảm khuấy đều tay, khuấy liên tục và nhanh. Khi bột chín, tất cả các nguyên liệu đã trộn đều với nhau, đổ bột ra khuôn, bên dưới rải sẵn bột nếp khô để khỏi dính tay. Cán bột theo khuôn hình vuông, độ dày khoảng 3 – 4 cm, rồi rải tiếp thêm một lớp bột nếp khô lên trên bề mặt. Đợi bánh nguội là ta có thể dùng được.

Bánh hồng khi thưởng thức sẽ có mùi thơm của gạo nếp, vừa mềm vừa dẻo, có vị ngọt thanh nhẹ nhàng của đường chứ không gắt nên ăn không bị ngán. Cắn một miếng bánh, gặp nhân dừa tươi giòn giòn, béo, bùi, càng làm hấp dẫn vị giác. Bánh bảo quản được khoảng 5 ngày, nên du khách có nhu cầu mua về để biếu, tặng thì cần lưu ý điều này để tránh hư hỏng bánh.

Bánh hồng có nhiều màu sắc, đa phần là màu trắng đục, chính là màu của bột nếp nấu chín. Nhưng cũng có nhiều thợ làm bánh làm bánh màu hồng, màu xanh lá dứa,… để món bánh được bắt mắt hơn.

Sở dĩ có tên bánh hồng, nhiều người ở Tam Quan cho rằng ám chỉ màu sắc của bánh. Cũng có người cho rằng, bánh hồng thường được làm trong dịp đám cưới, đám hỏi ở vùng đất này, nên bánh hồng mang ý nghĩa là loại bánh báo hỉ, báo tin vui. Mọi người khi ghé đến vùng đất Tam Quan, thường được tiếp đãi món bánh hồng ăn tráng miệng, và chắc rằng, hương vị thơm ngon của bánh sẽ làm bạn bất ngờ và muốn được thưởng thức thêm nữa.

Các hoạt động vui chơi liên quan tại Bình Định

Bottom Ads
Right Ads