Điểm đến du lịch liên quan:

Phú Yên

Địa điểm du lịch, thăm quan, vui chơi, giải trí liên quan:

Vịnh Xuân Đài

Khám phá vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ Vịnh Xuân Đài

Khám phá vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài nổi tiếng là một vịnh biển đẹp với phong cảnh hữu tình, rừng dừa xanh biếc, hoang sơ, tráng lệ phi thường. Có dịp về du lịch Phú Yên nhớ ra thăm và khám phá vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ của Vịnh Xuân Đài nhé!

Đến với miền đất Phú Yên ta không thể không ghé thăm biển Vịnh Xuân Đài. Nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, Vịnh Xuân Đài nổi tiếng là một vịnh biển đẹp với phong cảnh hữu tình, rừng dừa xanh biếc, hoang sơ, tráng lệ phi thường.

Vịnh Xuân Đài là một vịnh nhỏ nằm dưới chân dốc Găng thuộc địa phận Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Nằm vắt qua hai huyện Sông Cầu và Tuy An về phía đông bắc tỉnh Phú Yên và cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45km về phía bắc.

Vịnh Xuân Đài

Toàn bộ Vịnh Xuân Đài được che chắn bởi dãy núi Cây Me nằm gần bờ. Chân núi lấn sâu ra biển, quanh năm chịu sự bào mòn của sóng gió, tạo nên những ghềnh đá nhấp nhô hiểm trở.

Phía tây núi Cây Me là cửa biển Tiên Châu, nơi dòng sông Cái đổ nước vào Vịnh Xuân Đài. Nơi đây, nước xanh lững lờ, đất đai trù phú, quần cư vô cùng đông đúc. Làng biển Tiên Châu là một trong những làng biển lâu đời nhất của Phú Yên. Nơi đây từng là một hải cảng và là căn cứ thủy quân dưới thời nhà Nguyễn.

Phía đông cửa biển Tiên Châu là bãi Bình Sa. Bãi Bình Sa nằm lọt giữa lòng Vịnh Xuân Đài, được bao phủ bởi rừng dương xanh quanh năm rì rào gió thổi. Cạnh bãi Bình Sa là bãi biển Bình Bá với bờ cát trắng mịn thoai thoải. Với sự che chắn của các bãi cạn và bãi nổi, Vịnh Xuân Đài rất ít có sóng lớn, cảnh vật yên bình, thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh.

Phía bắc bờ Vịnh Xuân Đài là cánh đồng muối Trung Trinh, Lệ Uyên với truyền thống làm muối trắng từ bao đời nay. Cánh đồng muối trải rộng dọc theo con đường lớn với những ô ruộng vuông đều đặn và những đụn muối trắng cao ngất đang chờ được xuất bán.

Gần đó là con đèo Vận Lương. Tương truyền đây là con đường vận chuyển lương thực trong cuộc giao tranh giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh vào cuối thế kỉ 18 tại khu vực Xuân Đài và Đầm Cù Mông.

Vịnh Xuân Đài

Biển rừng xanh ngắt chính hòa thắm với bầu trời xanh cao là màu chủ đạo của cảnh vật nơi đây. Cái làm nên vẻ đẹp thật sự của vịnh biển này là những bãi dừa xanh vi vút gió cùng những bãi tắm thoai thoải, đầy thơ mộng. Màu nước xanh lơ hòa quyện trong sắc trời trong vắt tạo nên một khung cảnh yên bình, say đắm lòng người, tuyệt diệu như chỉ có ở thiêng đường. Những ngôi nhà nhỏ thấp thoáng trong rặng dừa xanh, lúc ẩn lúc hiện, con thuyền lặng im trong bến cảng sau hành trình vạn lí khơi sâu, dệnh dềnh theo con sóng vỗ tạo nên một khung cảnh yên bình thật hiếm thấy.

Đến với Vịnh Xuân Đài, ngoài vẻ đẹp êm dịu như thơ của nó, du khách còn được chiêm ngưỡng những ghờ đá kì vĩ, từ chân núi mãnh liệt vươn ra biển cả. Những phiến đá sắc nhọn với hình thù lạ mắt ngày đêm mơn man sóng gió.

Dù mang vẻ đẹp lộng lẫy đến thế, nhưng Vịnh Xuân Đài mới được khám phá trong vài năm gần đây. Bởi thế, nó vẫn còn mang trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kì bí, chân tình, mọc mạc đến lạ thường. Chưa có một tòa nhà cao tầng nào được xây dựng, chưa có một hoạt động khai thác du lịch tấp nập nào. Xuân Đài lặng lẽ, hiền dịu như một cô gái đương tuổi xuân thì vừa e ấp, ngại ngùng vừa tràn đầy khát vọng vươn xa. Có thể sánh vẻ đẹp của Vịnh Xuân Đài không thua kém gì thậm chí là vượt trội những bãi tắm lừng danh thế giới như Phuket Thái Lan hay thiên đường nghỉ mát Bali,…

Hòa mình cùng đời sống các làng ngư dân, du khách sẽ cảm nhận tính cách thân thiện, bộc trực, khẳng khái của một vùng văn hóa biển Nam Trung bộ. Con người nơi đây mộc mạc, chân tình từ bao đời nay. Tổ tiên ngàn đời làm nghề chài lưới, đi sóng về gió, quen với cái khắc nghiệt đại dương biển cả. Công việc chài lưới, quanh năm đi sớm về khuya khiến họ trầm lặng, ít nói. Nhưng nét hồn hậu in đậm trong từng công việc họ làm, trong từng lời họ nói, trong mái nhà, cửa sân lúc nào cũng đều hướng đến cộng đồng.

Sự quyến rũ của biển đảo cùng cảnh sắc thiên nhiên, lịch sử địa lý cùng nguồn lợi thủy sản phong phú. Ngoài những đặc sản biển như ốc nhảy, ốc hương, cà khía, tôm, cua, ghẹ… nơi đây còn nổi tiếng với ốc vú nàng – món ăn ai từng thưởng thức sẽ rất khó quên.

Đây là nơi người Việt đặt dấu chân đầu tiên mở ra trấn biên Phú Yên, nơi ghi đậm chiến công Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan đoàn thủy quân chủ lực của Nguyễn Ánh, mở ra triều đại Tây Sơn vĩ đại. Đây cũng là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất của xứ Đàng Trong. Dưới thời vua Minh Mạng, người Hoa Kỳ đã biết đến nơi này và hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa hai đất nước đã được tiến hành tại vịnh biển này.

Vũng Lắm nằm trong Vịnh Xuân Đài cũng từng là một thương cảng sầm uất bậc nhất của Phú Yên, là cửa ngõ thông thương giữa Phú Yên và các miền lân cận. Rất nhiều thương thuyền đã tìm đến buôn bán ở nơi đây. Công việc buôn bán tấp nập từ sáng đến tối không sao tả được.

Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài đã được các chuyên gia đánh giá là một trong những vịnh biển tiềm năng bậc nhất nước ta và được tỉnh Phú Yên quy hoạch thành địa điểm du lịch và nghỉ mát trọng điểm của tỉnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Vịnh Xuân Đài giờ đây đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, tương xứng với những thế mạnh vốn có của một di tích danh thắng quốc gia.

Xuân Đài còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon, quý như ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú,…Vùng biển nước nông là điều kiện lí tưởng cho các loài sinh vật thân mềm và giáp xác phát triển. Tôm hùm vịnh Xuân Đài nổi tiếng thơm ngon, thịt mềm, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, nghĩ dưỡng nơi đây.

Phan Huy Chú trong một ghi chép có đánh giá về Vịnh Xuân Đài: “Thật là một quang cảnh vừa thanh bình vừa tráng liệt”. Các thương thuyền nước ngoài cũng đánh giá Vịnh Xuân Đài là một nơi trú ẩn tuyệt vời cho tàu thuyền vào neo đậu. Tirant – vị viên Công sứ đầu tiên của Phú Yên thời thuộc địa đã quả quyết khẳng định “Vịnh Sông Cầu là một trong những vịnh đẹp nhất trên toàn thế giới mà 100 tàu có thể đến thả neo ở đây”.

Bottom Ads
Right Ads